Chú thích Khang Hữu Vi

  1. Theo Những nền văn minh thế giới, tr. 1805.
  2. Theo Lịch sử thế giới cận đại (tr. 349) và Sử Trung Quốc (Tập 2, tr. 271).
  3. Theo Những nền văn minh thế giới, tr. 1806.
  4. Ông Đồng Hòa (1830-1904), là người ở tỉnh Giang Tô. Năm 1856, ông thi đỗ Trạng nguyên, được cử làm Sư phó dạy Hoàng đế Đồng Trị, và sau đó là Hoàng đế Quang Tự. Ông chính là người tiến cử Khang Hữu Vi lên Hoàng đế, và cũng là người nhiệt tình ủng hộ cuộc biến pháp duy tân. Theo Thơ văn cổ Trung Hoa - mảnh đất quen mà lạ (Nhà xuất bản Giáo dục, 1999, tr. 414) và Phổ Nghi - Nửa đời đã qua (Hồi ký). Nhà xuất bản Thanh Niên, 2009, tr. 20).
  5. Theo Nguyễn Hiến Lê, thì Khang Hữu Vi đã dâng thư lên Hoàng đế cả thảy 7 lần, nhưng đến lần thứ 7, thư mới đến tay Hoàng đế (Văn học Trung Quốc hiện đại, tr. 57).
  6. Theo Lịch sử thế giới cận đại, tr. 350.
  7. Kinh khanh giống như chức Quốc vụ khanh trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa (giải thích của Nguyễn Hiến Lê, Đại cương văn học sử Trung Quốc, tr. 660).
  8. Theo Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc (Tập 2, tr.272).
  9. Thái hậu Từ Hi còn muốn bắt Quang Tự thoái vị để đưa một người khác lên thay. Nhưng vì công sứ các nước đều phản đối, Hoa kiều ở hải ngoại đánh điện về ủng hộ nhà vua, nên bà dừng việc ấy lại. Tuy nhiên, kể từ đó Từ Hi càng thêm ghét ngoại nhân vì đã mớm cho Trung Quốc những ý tưởng về dân chủ, dân quyền mà bà cho là phản động...Đây là một trong số nguyên nhân gây ra phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (1899-1901) mà sử cũ gọi là nạn Quyền phỉ (theo Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc, Tập 2, tr. 274).
  10. Theo Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc (Tập 2, tr. 273). Lịch sử thế giới cận đại ghi "Bách nhật duy tân" bắt đầu từ 11 tháng 6 năm 1898 đến 21 tháng 9 cùng năm thì kết thúc (tr. 352). Trung Quốc sử lược ghi thời gian bắt đầu và kết thúc sớm hơn một ngày (tr.428). Về sau, nhà sử học Will Durant khi nghiên cứu lịch sử Trung Quốc, đã tiếc rằng: Nếu những sắc lệnh táo bạo này thực hành được thì Trung Hoa đã yên ổn nhảy một bước lớn lao theo con đường Âu hóa, Nhà Thanh không bị sụp đổ, mà Trung Hoa cũng không bị khốn cùng. (Lịch sử văn minh Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê dịch, Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản, 1980, tr. 274).
  11. Năm 1907, hội này đổi thành Hội hiến chính quốc dân để phù hợp với tình hình mới.
  12. Theo Phan Khoang (Trung Quốc sử lược, tr.441), Nguyễn Hiến Lê (sử Trung Quốc, Tập 2, tr. 283). Tuy nhiên, Dương Quảng Hàm thì cho rằng sau khi đi du lịch hoàn cầu trở về Nhật làm Tân dân tùng báo, Lương Khải Siêu từ bỏ chủ nghĩa bảo hoàng (là chủ nghĩa của thầy) để theo chủ nghĩa cộng hòa. (tr. 403).
  13. Thanh đình dự bị 9 năm mới hoàn thành hiến pháp. Rõ ràng là họ không thành tâm chút nào (lời phê này và chi tiết này đều căn cứ theo Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc, Tập 2, tr. 285).
  14. Nguyễn Hiến Lê cho rằng có lẽ vì ông thấy những vụ tranh giành, rối loạn trong những năm đầu Dân quốc mà thất vọng về chế độ dân chủ (Văn học Trung Quốc hiện đại, tr. 57). Phan Khoang gọi là "phục bích" (tr. 494).
  15. Theo Nguyễn Hiến Lê, Văn học Trung Quốc hiện đại, tr. 57).
  16. Những nền văn minh thế giới, tr. 1806.
  17. Lược theo Lịch sử thế giới cận đại (tr. 354). Nói rõ hơn, Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam có đoạn: Tư tưởng cách tân của Khang Hữu Vi đã ảnh hưởng sâu rộng đến tầng lớp sĩ phu, trí thức, Nho học tiến bộ của một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam. Các nhà chí sĩ Việt Nam đầu thế kỷ XX đọc sách của Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu, chịu ảnh hưởng của cuộc "biến pháp Mậu Tuất", lập Duy Tân hội (1904) do Phan Bội Châu đứng đầu .
  18. Sử Trung Quốc (Tập 2, tr. 270) và Văn học Trung Quốc hiện đại (tr. 59).
  19. Lược theo Nguyễn Huệ Chi, Từ điển văn học (bộ mới), tr. 721.